'BẮT BỆNH' ĐỘNG CƠ Ô TÔ THÔNG QUA 6 DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

Tiếng Việt Tiếng Anh
'BẮT BỆNH' ĐỘNG CƠ Ô TÔ THÔNG QUA 6 DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG
    Dù không phải là "thợ" hay dân kỹ thuật, bạn vẫn có thể bắt bệnh động cơ cho xế cưng thông qua những dấu hiệu bất thường dưới đây, Hãy cùng Dầu nhớt AP SAIGON PETRO tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé

    1. Động cơ "nhả" khói bất thường
    Màu sắc của khói bốc ra từ chiếc xe cũng là căn cứ để bạn đoán được mức độ nghiêm trọng của những "bệnh khó nói" của động cơ ô tô. Khói đen bốc ra có thể do hệ thống lọc gió bị bẩn, gây tắc nghẽn, cản trở không khí  lưu thông không đạt tỉ lệ hỗn hợp chuẩn. Ngoài ra, khói đen bốc ra cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân như cánh bướm gió bị kẹt, bugi đánh lửa yếu không đốt cháy hết hòa khí.

    2222

    "Bắt bệnh" động cơ ô tô thông qua 6 dấu hiệu bất thường.

    Khi động cơ nhả khói xanh, có nghĩa động cơ đang đốt lẫn dầu bôi trơn động cơ hoặc động cơ đang có nguy cơ bị rò rỉ. Để khắc phục những hiện tượng này, bạn cần đưa xe tới gara uy tín để kiểm tra, khắc phục càng sớm càng tốt, tránh những rủi ro phát sinh bất ngờ khi xe đang vận hành.

    2. Động cơ phát ra những tiếng kêu lạ
    Động cơ luôn phát ra tiếng ồn nhưng đôi khi tiếng ồn đó đi kèm tiếng gõ, tiếng lách cách hay thể hiện bằng một âm thanh lạ tai thì bạn nên nghĩ ngay đến lỗi động cơ. Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm sử dụng ô tô, việc khoang máy không đủ dầu nhớt hoặc dầu bên trong động cơ quá bẩn sẽ khiến động cơ phát ra tiếng kêu lạ.

    Những hư hại bên trong động cơ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu người dùng không sớm kiểm tra và khắc phục lỗi kịp thời.

    loi-thuong-gap-o-xe-tai-1

    Động cơ phát ra tiếng kêu lạ do không có đủ dầu nhớt hoặc dầu bẩn.

    3. Đầu xe rung lắc
    Khi xe có hiện tượng rung lắc, bạn hãy nghĩ đến 2 trường hợp sau:

    - Nếu xe có hiện tượng rung lắc ở mọi lúc mọi nơi, ngay cả khi xe chạy không tải, bạn có thể nghĩ ngay đến việc kiểm tra các yếu tố gắn kết động cơ với khung xe. Hãy kiểm tra các chân máy gắn kết động cơ hoặc thay thế bộ phận giảm chấn (cao su liên kết nếu có dấu hiệu nứt vỡ).

    - Nếu xe chỉ rung lắc theo đợt, khoảng cách giữa các lần rung lắc không đều, bạn kiểm tra động cơ, xem các xi-lanh hoạt động mạnh không, đều không. Nếu một trong các xi-lanh hoạt động kém sẽ là hụt công suất.

    Để động cơ hoạt động trơn tru, bạn nên dành thời gian thường xuyên kiểm tra bộ phận đánh lửa (bu-gi), dây cao áp,... và đưa xe đi xử lý những dấu hiệu bất ổn càng sớm càng tốt.

    4. Xe chết máy đột ngột
    Xe ngừng hoạt động khi đang tăng tốc hoặc khi đang chạy không tải, rất có thể bộ lọc nhiên liệu bị tắc hoặc máy bơm, kim phun có vấn đề. Nếu xe được trang bị tăng áp thì việc động cơ đột ngột chết máy cũng có thể liên quan đến bộ phận này.

    5. Đồng hồ báo quá nhiệt
    Nếu kim đồng hồ báo quá nhiệt nhích dần "lên đỉnh" trong lúc xe đang vận hành, hãy nghĩ ngay đến trường hợp động cơ hoạt động không đúng hoặc nhiệt độ dầu bên trong quá nóng. Ở tình huống này, bạn không nên để xe hoạt động, thay vào đó là gọi cứu hộ đưa xe tới gara sửa chữa.

    6. Phanh động cơ yếu
    Phanh động cơ hoạt động dựa vào lực áp suất nén sinh ra trong xi-lanh. Trong quá trình lái xe, nếu cảm thấy việc hãm động cơ không còn hiệu quả, phanh không "ăn" như trước, hãy đưa xe đi kiểm tra động cơ. Rất có thể bộ phận này đang gặp trục trặc khiến nhiên liệu không được bơm vào buồng đốt đúng liều lượng.

    Nhấp vào đây để biết cách chăm sóc xế ô tô toàn diện nhất nhé!

    Thông tin sản phẩm