LƯU Ý VIỆC DÙNG ĐÈN CẢNH BÁO NGUY HIỂM KHI LÁI Ô TÔ

Tiếng Việt Tiếng Anh
LƯU Ý VIỆC DÙNG ĐÈN CẢNH BÁO NGUY HIỂM KHI LÁI Ô TÔ
    Hiện nay, việc dùng đèn cảnh báo nguy hiểm tùy tiện là tình trạng chung của rất nhiều tài xế lái xe ở Việt Nam, dù đang đi trên đường thoáng, thời tiết bình thường nhưng nhiều bác tài xế vẫn bật đèn cảnh báo nguy hiểm để đi vào làn đường xe máy khi bị kẹt xe, qua ngã tư hoặc xin vượt đi trước.

    Đây là thói quen lái xe dẫn đến nhiều tác hại, thậm chí nguy hiểm vì có thể gây ra hiểu nhầm cho người lái phương tiện khác về hướng di chuyển của xe, dẫn đến xử lí tình huống sai lệch và gây ra tai nạn. Chính vì vậy, các anh em bác tài nên từ bỏ thói quen dùng đèn cảnh báo khi không cần thiết, chỉ nên sử dụng trong các tình huống nguy hiểm.

    Vậy đèn cảnh báo nguy hiểm là gì?

    Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn chớp nguy hiểm là một cặp đèn báo nhấp nháy với mục đích cảnh báo người lái xe khác về nguy hiểm ở phía trước, hoặc báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm. 

    Để kích hoạt chế độ này, tài xế ấn vào nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Ở hầu hết các xe, nút này sẽ được đặt ở giữa và chủ xe phải ấn bằng tay, một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp. 

    car-hazard-lights-1200x900

    Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm như thế nào là đúng cách?

    Điều quan trọng là các bác tài phải hiểu đúng công dụng và chức năng của loại đèn này để sử dụng cho chính xác. Đúng như tên gọi của nó, đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ được sử dụng trong các tình huống nguy hiểm hoặc báo hiệu cho các phương tiện khác biết phía trước đang có nguy hiểm như các trường hợp dưới đây:

    Ô tô đỗ xe dưới lòng đường

    Trên đường cao tốc, nếu xe gặp sự cố không mong muốn và không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định, bác tài phải đậu bên lề đường và cần bật đèn báo nguy hiểm để các xe khác biết. Bên cạnh đó, bật đèn này sẽ cho các phương tiện khác biết là xe chúng ta đang cần trợ giúp.

    Trong các tình huống khẩn cấp

    Trong các tình huống khẩn cấp như mất phanh, mất lái, xe gặp tai nạn hoặc cứu người gặp tai nạn, chở người bị thương nặng,... tài xế nên dùng đèn cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện khác biết để nhường đường, hoặc báo hiệu cho các tài xế khác biết xe mình đang gặp sự cố và hỗ trợ nếu cần.

    Ô tô di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu 

       2-8

    Di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu nhưng chưa đến mức không nhìn thấy gì thì chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn pha. Tránh sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm khi chuyển làn hoặc chuyển hướng vì tài xế xe khác sẽ không thể phân biệt được. 

    Nhưng nếu thời tiết quá xấu, ví dụ như mưa quá to, sương mù dày đặc, tài xế chỉ nhìn được một vài mét thì nên sử dụng để báo hiệu cho các phương tiện khác biết. Hơn nữa, lái xe cũng nên giữ khoảng cách để bảo đảm an toàn. 

    AP SAIGON PETRO hi vọng với những chia sẻ trên anh em bác tài sẽ có thêm kinh nghiệm để áp dụng vào quá trình lái xe của mình thêm an toàn nhé.

    Thông tin sản phẩm