Hiện tại ở Việt Nam, các chi phí sử dụng xe được chia làm 2 loại gồm:
Chi phí cố định
- Thuế
Đối với các chi phí cố định, khoảng đầu tiên khách hàng cần chi trả sau khi mua xe là các loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường và các khoản thuế khác. Các khoản thuế này thường được cộng trực tiếp vào giá xe nhưng đối tượng chịu thuế chính vẫn là người mua. Do đó, đây cũng là một khoảng chi phí không hề nhỏ của chiếc xe, và chiếm đến hơn 50% tổng số tiền của khách hàng bỏ ra khi mua xe.
- Lệ phí trước bạ
Đây là khoản phí bắt buộc người mua xe phải nộp về nhà nước khi đăng ký quyền sở hữu xe. Phí trước bạ cho ô tô dưới 9 chỗ ngồi thường dao động từ 10% - 15% và được quy định bởi từng địa phương nhưng không được quá 15%. Đối với ô tô trên 9 chỗ người, mức thu lệ phí trước bạ được giới hạn ở mức tối đa 500 triệu đồng/ô tô/lần, và không áp dụng cho ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
- Phí đăng kiểm
Đây là khoản phí bắt buộc phải chi trả cho cơ quan đăng kiểm mỗi lần đăng kiểm lại chất lượng của xe có còn đủ tiêu chuẩn tham gia giao thông trên đường hay không. Thời hạn của đợt đăng kiểm lần đầu với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi là 30 tháng, đối với các ô tô đã sản xuất đến 7 năm, từ 7 – 12 năm và trên 12 năm lần lượt là 18, 12 và 6 tháng. Dưới đây là bảng giá đăng kiểm dành cho các loại phương tiện
- Phí bảo trì đường bộ
Đây là khoảng phí dành riêng cho các loại xe ô tô, nhằm mục đích tu sửa lại các đoạn đường bị hư mòn do số lượng xe di chuyển đông hay nâng cấp đường xá định kỳ... Nói cách khác đây là khoản khấu hao của nhà nước cho cơ sở hạ tầng giao thông do các loại xe ô tô lưu thông trên đường gây ra. Đối với xe ô tô con dưới 10 chỗ có mức phí 130.000 đồng. Tương ứng các mức đóng đối với các kỳ hạng là 780.000 đồng/6 tháng, 1.560.000 đồng/12 tháng, 2.280.000 đồng/18 tháng, 3.660.000 đồng/30 tháng. Đối với các loại xe có tải trọng càng lớn thì chi phí cho việc này sẽ càng cao. Đây cũng là khoản phí phải nộp theo từng kỳ hạn quy định và thường được các bác tài nộp chung khi đăng kiểm xe.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (TNDS)
Đây là loại bảo hiểm bắt buộc dành cho tất cả các phương tiện cơ giới hiện nay. Mặc dù vậy, đa số những người mua và sở hữu loại bảo hiểm này đều nhầm lẫn về công dụng của nó. Theo đúng cái tên của mình, bảo hiểm này là thể hiện trách nhiệm của bản thân với cộng đồng với mục đích lấy số đông bù lại cho những người không may bị tai nạn trên đường. Khi những trường hợp trên xảy ra các công ty bảo hiểm sẽ trích một phần để hỗ trợ người gặp nạn. Mức giá bảo hiểm này cũng tùy thuộc theo từng loại xe.
- Bảo hiểm thiệt hại vật chất (hay còn gọi là bảo hiểm thân xe)
Đây là loại bảo hiểm không bắt buộc với chức năng chia sẻ những thiệt hại trên tổng thể chiếc xe khi gặp những rủi ro như:
- Tai nạn bất ngờ do thiên nhiên (động đất, mưa đá, lũ lụt, sét đánh, địa hình sạt lở… );
- Xe bị mất cắp hoặc bị cướp;
- Xe gặp tai nạn do đâm xe khác, lật hoặc hỏa hoạn, cháy nổ;
- Các vật thể bên ngoài tác động lên xe dẫn đến hư hỏng và các tai nạn khác.
Mỗi công ty bảo hiểm sẽ đưa ra những điều kiện riêng để khách hàng có thể được bảo hiểm hỗ trợ. Mức phí cho bảo hiểm này tương đối cao, dao động từ 6 đến 25 triệu một năm tùy theo giá trị của xe và mức giá của các công ty bảo hiểm.
- Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe
Đây cũng là một trong số những bảo hiểm không bắt buộc, với chức năng bảo vệ những người ngồi trên phương tiện giao thông và chia sẻ chi phí trong trường hợp những đối tượng tham gia giao thông gặp tai nạn khi đang lưu thông trên đường. Bảo hiểm sẽ không được giải quyết cho các trường hợp như cố ý gây tai nạn hay gây gổ đánh nhau trên đường đẫn đến gây thương tích. Mức phí hiện tại áp dụng giao động từ 25.000 đồng đến 75.000 đồng cho một người trong một năm.
Chi phí sử dụng
- Phí gửi xe
Đây là khoản chi phí kha khá dành cho những hộ gia đình thành thị không có đủ không gian để cất giữ xe trong nhà. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống và theo chính sách của từng địa điểm nhận giữ xe. Nhưng chi phí tối thiểu cho một chiếc ô tô từ dưới 10 chỗ giao động từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng/tháng.
- Phí xăng dầu
Đây là khoản chi phí khiến không ít bác tài đau đầu. Và là một trong những chi phí lớn nhất trong quá trình sử dụng xe. Điều này đặc biệt quan trọng đối với thời gian đầu sở hữu xe vì khi đó đa số người lái chưa có kinh nghiệm trong việc chạy xe để giảm hao tốn nhiên liệu, từ đó mà số tiền chi trả cho khoản này cũng vượt mức kiểm soát.
- Phí cầu đường
Phí qua các trạm BOT tuy không đáng kể đối với xe gia đình, nhưng đối với các loại xe chạy dịch vụ, hay thường xuyên đi qua các tuyến đường có thu phí thì đây là một khoản cần phải được cân đối. Phí cầu đường của các trạm BOT sẽ khác nhau, đa số giao động từ 5.000 đồng đến 300.000 đồng cho xe du lịch dưới 10 chỗ, các loại xe có tải trọng cao hơn sẽ đòi hỏi khoảng phí nhiều hơn.
- Phí chăm sóc bảo dưỡng
Đây là khoản chi phí khiến nhiều anh em khá đau đầu vì mỗi lần bảo dưỡng cho thể tiêu tốn từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng, tùy vào cấp độ bảo dưỡng và tùy vào từng dòng xe. Các mức bảo dưỡng dành cho xe cũng rất phức tạp, nhằm đảm bảo cho động cơ được vận hành tốt hơn cũng như tiết kiệm các khoản chi phí sửa chữa sau này. Mỗi bộ phận của xe đền có tuổi thọ nhất định, cần được coi sóc và thay thể sau một thời gian sử dụng.
Cùng theo dõi AP SAIGON PETRO để tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc và bảo vệ xế cưng tại đây.
Nguồn: Internet