Ký hiệu đèn cảnh báo nhiệt độ
Đèn cảnh báo nhiệt độ hay còn biết đến là đèn cảnh báo nhiệt độ dung dịch làm mát động cơ xe ô tô.
Để động cơ ô tô hoạt động bình thường, không xảy ra sự cố kỹ thuật, có mức tiêu thụ nhiên liệu thấp… thì nhiệt độ dung dịch làm mát động cơ cần nằm trong một phạm vi nhất định, không được phép quá cao hoặc quá thấp.
Để có thể nhận biết nhiệt độ dung dịch làm mát động cơ, đối với các loại ô tô không trang bị đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát, các nhà sản xuất thường sử dụng đèn cảnh báo nhiệt độ cao. Trên nhiều loại xe, đèn cảnh báo nhiệt độ thường là hình một chiếc nhiệt kế cắm trong chất lỏng và có 2 màu khác nhau là xanh hoặc đỏ.
Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ nằm trong phạm vi nhiệt độ cho phép thì đèn cảnh báo nhiệt độ sẽ tắt, không sáng. Đèn cảnh báo màu đỏ xuất hiện khi nhiệt độ dung dịch làm mát động cơ vượt quá hơn giới hạn nhiệt độ cho phép. Khi nhiệt độ nước làm mát thấp hơn nhiệt độ làm việc bình thường của động cơ thì xuất hiện đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh.
Khi xe vừa khởi động, nhiệt độ của dung dịch làm mát nhiều khi thấp hơn giới hạn dưới vùng nhiệt độ hoạt động bình thường của động cơ nên trong nhiều trường hợp ta thấy đèn cảnh báo nhiệt độ màu xanh xuất hiện, sau khi chạy được vài km, nhiệt độ dung dịch làm mát tăng dần và đèn báo lỗi nhiệt độ màu xanh sẽ tự động tắt. Trường hợp này là hoàn toàn bình thường và vì vậy, ta không nên lo lắng khi gặp hiện tượng này.
Trường hợp đèn cảnh báo nhiệt độ nước làm mát màu xanh sáng liên tục, ngay cả khi xe đã chạy được một quãng đường dài hoặc khi thấy đèn cảnh báo nhiệt độ màu đỏ thường xuyên xuất hiện thì bạn cần đưa xe ngay đi kiểm tra, xử lý.
Tại sao xe hiện đèn báo nhiệt độ nước làm mát?
Khi đèn cảnh báo nhiệt độ nước bật sáng, tức là động cơ đã bị quá nhiệt nghiêm trọng, nguyên nhân có thể là do:
1. Chất làm mát bị rò rỉ hoặc thiếu
Nguyên nhân phổ biến nhất khi động cơ bị quá nóng là chất làm mát rò rỉ hoặc bị thiếu. Nếu xe ô tô không có đủ nước làm mát, thì nó không thể hấp thu nhiệt độ của động cơ. Cho dù xe của bạn sẽ tự nhiên mất một lượng nhỏ chất làm mát trong khoảng thời gian dài sử dụng, nhưng rò rỉ là nguyên nhân rất có thể khiến mức chất làm mát bị thiếu và làm đèn báo nhiệt độ sáng.
Tỷ lệ thích hợp của chất làm mát và nước cũng có thể không đúng, dẫn đến sự cố. Quá ít hoặc thậm chí quá nhiều chất chống đông có thể làm giảm đáng kể nhiệt độ sôi của nước làm mát ô tô. Tỷ lệ thích hợp của chất chống đông với nước là 50/50 đến 60/40, tùy thuộc vào từng loại xe.
2. Nắp chắn của quạt két nước bị hỏng
Tấm chắn quạt tản nhiệt hướng luồng gió đi khắp bộ tản nhiệt để không khí có thể hấp thu nhiệt của chất làm mát. Khi tấm chắn quạt bị vỡ hoặc bị lệch, không khí không thể đi vào bộ tản nhiệt và chất làm mát sẽ không thể truyền nhiệt tốt.
3. Cản dưới của xe bị hỏng hoặc rớt
Cùng với nắp chắn, một số xe có một cản chắn khí (hoặc bộ phận làm lệch hướng) bên dưới xe. Nếu bộ phận này bị hỏng hoặc thiếu thì không khí có thể đi qua bên dưới xe nhưng không đi qua bộ tản nhiệt, điều này sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt. Những cản chắn khí này rất cần thiết đối với các loại xe đời mới, vì chúng ép không khí đi qua nắp chắn của quạt két nước làm mát ô tô.
4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát ô tô bị lỗi
Cảm biến nhiệt độ cập nhật liên tục tình trạng của nhiệt độ nước làm mát và gửi thông tin đó đến bộ phận điều khiển động cơ. Dựa trên nhiệt độ của nước làm mát, bộ phận điều khiển động cơ sẽ điều chỉnh thời điểm đánh lửa, mật độ phun của kim phun nhiên liệu và hoạt động của quạt két nước.
5. Máy bơm nước làm mát bị lỗi
Máy bơm nước có nhiệm vụ giữ cho chất làm mát lưu thông khắp động cơ. Sau khi chất làm mát truyền nhiệt năng của nó ra không khí, máy bơm nước sẽ tuần hoàn nước mát đi xung quanh động cơ để nó có thể hấp thu nhiều nhiệt hơn. Các hư hỏng máy bơm nước thường gặp nhất là máy bơm bị rò rỉ, bạc đạn bị hỏng hoặc cánh bơm bị mòn do tỷ lệ nước làm mát thấp.
6. Van hằng nhiệt bị kẹt
Van hằng nhiệt hoạt động như một cái đập cho chất làm mát. Khi động cơ mới nổ máy lần đầu và vẫn còn lạnh, van hằng nhiệt sẽ giữ cho chất làm mát lưu thông, cho phép động cơ nóng lên nhanh nhất có thể. Khi động cơ đã đạt đến nhiệt độ hoạt động, van hằng nhiệt sẽ mở ra và cho phép chất làm mát lưu thông. Van hằng nhiệt khi bị kẹt có thể bị đóng kín và do đó ngăn chất làm mát lưu thông trong động cơ.
Bộ điều nhiệt cũng có thể bị hở. Nhưng sự cố này sẽ không dẫn đến động cơ bị quá nhiệt, nhưng nó sẽ lãng phí chất khí.
7. Quạt làm mát động cơ bị hỏng
Động cơ có quạt làm mát và nó sẽ hoạt động khi chất làm mát cần thêm một số trợ giúp. Khi cảm biến nhiệt độ nước làm mát nhận thấy rằng nhiệt độ nước làm mát tăng quá cao, bộ phận điều khiển động cơ (trên các xe đời mới) sẽ khởi động quạt làm mát để giảm nhiệt độ xuống nhanh chóng hơn.
8. Bộ ly hợp quạt gió bị hỏng
Các xe đời cũ sử dụng bộ ly hợp quạt tản nhiệt để lắp vào quạt làm mát động cơ, được gắn với cánh quạt. Bộ ly hợp của quạt sử dụng lò xo lá lõi thép, và sẽ siết chặt khi nhiệt độ tăng. Điều này hoạt động như một tùy chọn “tốc độ cao” cho quạt và khi hoạt động, nó sẽ hút nhiều không khí hơn qua bộ tản nhiệt.
9. Gioăng nắp máy bị thổi
Các gioăng nắp máy nằm giữa khối động cơ và các đầu xi lanh, giữ cho nước làm mát không bị hòa trộn vào dầu và lọt vào buồng đốt của động cơ. Khi gioăng nắp máy bị xì và chất làm mát lọt vào, vấn đề không chỉ là động cơ sẽ quá nóng mà còn có thể gây hư hỏng cho bộ chuyển đổi xúc tác và cảm biến oxy do bị lẫn chất làm mát.
Vậy bằng cách chăm sóc và bảo dưỡng xế định kỳ, bạn có thể hạn chế tối đa khả năng xe bị quá nhiệt và báo lỗi nhiệt độ nước làm mát cao.
Cách xử lý xe báo nhiệt độ nước làm mát cao?
Khi phát hiện đèn nhiệt độ nước làm mát bật sáng, bạn cần đưa xe ô tô vào khu vực an toàn, có bóng râm (nếu là mùa hè) để mở nắp ca-pô. Tuy nhiên, cần chú ý không mở nắp kết nước vì nước sôi có thể phụt ra ngoài gây bỏng, rất nguy hiểm.
Một số xe hơi có chốt capo gần với két nước làm mát thì nên chú ý, sử dụng một chiếc khăn hoặc lớp lót tay trước khi mở nắp để đảm bảo an toàn.
Nếu nước còn nhiều mà sôi thì có thể để máy chạy ở chế độ không tải đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới vạch đỏ mới tắt máy. Bởi nếu tắt máy ngay lập tức có thể gây nghẽn nhiệt do nước không được lưu thông và quạt không hoạt động, sẽ làm nước sôi dữ dội.
Nên chờ động cơ thoát nhiệt từ 30-60 phút
Đến khi nhiệt độ nước đã hạ, tắt máy, chờ máy nguội, sau đó tiến hành kiểm tra nước làm mát và nguy cơ rò rỉ. Nếu nước làm mát thiếu thì châm nước làm mát ô tô bằng nước tinh khiết, sau đó có thể di chuyển tiếp. Đồng thời, nhanh chóng đến gara xe gần nhất để kiểm tra tình trạng và xử lý vấn đề chính xác nhất.
Do đó, chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới sử dụng nước tinh khiết để thay thế tránh sử dụng lâu dài khiến các bộ phận xe bị hỏng hóc, nhiên liệu cần thiết không được đáp ứng đủ khiến xe vận hành không ổn định.
Bạn không nên lái xe khi đèn báo nhiệt độ sáng
Trong trường hợp tài xế cố tình lờ đi cảnh báo này và tiếp tục chạy sẽ khiến động cơ bị quá nhiệt gây hư hỏng nặng nề các bộ phận như:
- Nắp máy bị nóng và cong vênh.
- Gioăng phớt làm kín sẽ bị phá hỏng hoàn toàn.
- Ống dẫn nhiệt bị hư hỏng.
- Xéc măng, bạc lót thanh truyền bị hư hỏng do ma sát.
- Piston bị bó kẹt trong xilanh do sự giãn nở vì nhiệt độ quá cao.
- Động cơ sẽ xuất hiện tiếng gõ.
- Dầu bôi trơn, độ nhớt bị giảm xuống, lỏng lẻo hơn, khả năng bôi trơn kém đi khiến bạc lót đầu to thanh truyền, hay bạc lót trục khuỷu bị ma sát ăn mòn.
Chính vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng đèn báo nhiệt độ trên taplo sáng thì đừng chủ quan và bỏ qua nó để tiếp tục lái xe. Bởi như vậy sẽ khiến các động cơ xe hư hỏng nặng buộc bạn phải bỏ ra một số tiền khá lớn để sửa chữa hoặc thay thế động cơ.
Cùng theo dõi AP SAIGON PETRO để tìm hiểu thêm những kiến thức chăm sóc và bảo vệ xế cưng tại đây.
Nguồn: Internet